Khi mất, ông để lại bản di chúc dài đến 30 trang, căn dặn và phân chia tài sản cho con cháu. Đám tang của ông, người đưa tang kéo dài hàng km, có cả những người nghèo từng được ông giúp đỡ.Ngày 22/12/1958, Việt Nam sản xuất được chiếc ô tô đầu tiên (4 chỗ ngồi), tại nhà máy Chiến Thắng. Đây là chiếc xe được làm dựa trên chiếc Fregate chạy xăng của Pháp. Nó có biểu tượng chữ V đại diện cho Việt Nam hay Victory (chiến thắng).
Trước đó, năm 1907, thầy Năm Tú – Châu Văn Tú là người đầu tiên ở Việt Nam sở hữu ô tô. Ông là người rất sính ngoại, từng có thời gian du học tại Pháp và mang cả quốc tịch Pháp. Châu Văn Tú khi về nước đã sắm ô tô để đi chơi.
Sau ông Châu Văn Tú, các tài phú Việt cũng đua nhau sắm xe hơi vào đầu thế kỷ 20. Ảnh tư liệu
6 năm sau ông Châu Văn Tú, một đại gia Hà Nội cũng đã mua xe hơi. Ông trở thành người Hà Nội có xe hơi. Nhân vật đó chính là Bạch Thái Bưởi. Chiếc xe ông mua là của hãng Peugeot, chạy xăng, có giá 1 triệu franc – loại tiền giấy do Ngân hàng Đông Dương phát hành để sử dụng tại ba nước Đông Dương.
Ông Bạch Thái Bưởi còn được biết đến với biệt danh Tứ Bưởi, vua tàu thủy, chúa sông Bắc Kỳ. Với sự thông minh, thức thời của mình, ông là một trong 4 người giàu nhất Việt Nam khi đó. Đánh đâu trúng đó, Bạch Thái Bưởi giàu kếch xù. Chỉ riêng ngành tàu thủy, từ năm 1909 – 1919, công ty của ông có tới 30 chiếc tàu lớn nhỏ, cùng nhiều sà lan chạy hầu hết tuyến sông miền Bắc, đến cả Hong Kong, Philippines, Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản…
Chân dung ông Bạch Thái Bưởi. Ảnh tư liệu
Khi mất, vua tàu thủy để lại bản di chúc dài đến 30 trang, căn dặn và phân chia tài sản cho con cháu. Theo lời chắt nội của ông – bà Bạch Quế Hương nói với Vietnamnet thì có người nhận đến hàng chục nghìn đô la, tất cả tài sản để lại đều là bất động sản trải dài từ Bắc đến Nam, ngân phiếu chứ không có vàng.
Gia đình làm mặt nạ bằng thạch cao để lưu giữ gương mặt của ông Bạch Thái Bưởi. Ảnh tư liệu
Đám tang Bạch Thái Bưởi, người đưa tang kéo dài hàng km, có cả những người nghèo từng được ông giúp đỡ. Gia đình chôn cất ông ở một quả đồi. Để đưa được quan tài lên đỉnh đồi, họ phải làm đường ray và dùng tàu di chuyển. Có tin đồn vị doanh nhân này được chôn cùng rất nhiều kho báu quý giá. Thế nên nhiều kẻ nảy sinh lòng tham đến đào mộ trộm đồ, nhưng cuối cùng tất cả đều phải trả lại chỗ cũ.
Ông Bạch Thái Bưởi được đánh giá là đấng trượng phu trên thương trường Việt, huyền thoại giới doanh nhân. Có thể nhiều người không biết, câu nói quen thuộc: “Người Việt dùng hàng Việt” bắt nguồn từ câu nói của Bạch Thái Bưởi: “Người Việt Nam đi tàu Việt Nam”.
Hoàng Mai (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Nguồn: https://thuonghieuvaphapluat.vn/ong-la-dai-gia-dau-tien-o-ha-noi-sam-o-to-bat-dong-san-trai-dai-tu-bac-den-nam-tung-lap-ra-ban-di-chuc-gay-chan-dong-vz106475.html