Không Muốn Vào Viện Dưỡng Lão, 26 Cụ Bà Xây Nhà Sống Cùng Nhau Để Khỏi Phải Dựa Vào Con Cái

25 căn hộ được xây dựng là nơi sinh sống của những người phụ nữ goá chồng, ly hôn nhưng không muốn sống cùng con cái.

Theo Phụ nữ số, 25 căn hộ được thiết kế theo phong cách Victoria cổ nằm ở Chipping Barnet, vùng ngoại ô rợp bóng cây ở phía Bắc London đang trở thành cộng đồng đầu tiên cho người lớn tuổi ở Anh. Hiện nay, khu vực này là nơi sinh sống của 26 cụ bà có độ tuổi từ 50-90 tuổi.

 

Mỗi căn nhà ở đây đều có ban công hướng ra 1 khu vườn chung. Các chi tiết được thiết kế phù hợp với người cao tuổi nhằm giúp xe lăn có thể dễ dàng di chuyển, sử dụng vật liệu cách nhiệt để giảm dùng điều hoà.

 

 

Từ năm 1990, Maria Brunton đã nghiên cứu các chính sách xã hội liên quan đến người cao tuổi tại ĐH Wales. Bà phát hiện ra rằng số phụ nữ cao tuổi sống một mình ở Anh cao hơn nam giới. Thông thường, đàn ông có xu hướng tái hôn sau khi người bạn đời qua đời còn phụ nữ về già lại khao khát sự độc lập.

 

“Chúng tôi không muốn kết thúc cuộc đời trong viện dưỡng lão”, bà Shirley Meredeen, một trong những phụ nữ tham gia buổi họp ngày hôm đó cho biết. Nhóm của bà thành lập Nhà ở chung cho Phụ nữ Lớn tuổi (OWCH) và từ đó sinh hoạt định kỳ.

  Cuộc sống không cần dựa vào con cái

Bà Rachel gia nhập OWCH vào năm 2002 khi vừa tròn 61 tuổi. Trước khi vào đây, bà bán đàn và là một nghệ sĩ đàn Cello. “Con trai tôi sống ở California (Mỹ) rất xa, nhưng nó đến thăm tôi vào mùa hè, còn con gái và đứa cháu trai sống ở Cambridge nên đến đây thường xuyên. Tôi chọn căn hộ lớn này để chúng ở lại qua đêm”, bà cho hay.

 

 

Khi đọc thông tin về OWCH, bà không hiểu “sống chung” nghĩa là gì. Sau khi tham dự một cuộc gặp mặt ở OWCH, bà biết đây chính xác là những gì mình mong muốn: Sống một mình, có không gian riêng, có bạn bè xung quanh và gia đình dễ dàng đến thăm.

26 cụ bà ở đây thành lập các uỷ ban và nhóm nhỏ dựa trên chuyên môn và sở thích của mình như uỷ ban tài chính, uỷ ban quản lý hay nhóm làm vườn, nhóm nội trợ. Mỗi cư dân sẽ tham gia ít nhất 1 nhóm nhỏ để thảo luận và giải quyết các vấn đề trong cộng đồng.

Mỗi thứ 7 tuần thứ 2 hàng tháng, họ sẽ tham gia “Hội nghị các vấn đề cộng đồng”. Mọi người đề xuất tại cuộc họp và ít nhất 80% cư dân phải đồng ý với đề xuất đó thì mới được thông qua. “Chúng tôi không đưa ra quyết định bằng lá phiếu và quyết định dựa trên sự đồng thuận để mọi người đều có tiếng nói”, Charlotte – cụ bà sinh sống trong cộng đồng nói.

Nếu ai đó không đồng ý, họ có thể phủ quyết và đợi cuộc họp tiếp theo đưa ra một đề xuất thay thế hoặc sửa đổi. “Tất cả chúng tôi đều đã đến độ tuổi nhận ra rằng cách duy nhất để tiến về phía trước là thông qua đối thoại”, Charlotte nói thêm.

 

Vivian – cư dân sống khu này là một thư ký văn phòng trước khi nghỉ hưu. 9 năm trước, bà mắc một căn bệnh hiểm nghèo và sau khi xuất viện không thể sống tự lập. Hai con trai đều có công việc, nên họ thay nhau đêm về chăm mẹ. Trong ngày, bạn bè của bà từ nhiều nơi đến hỗ trợ. Đó là lúc bà thực sự nhận ra ý nghĩa của cuộc sống một mình.

Sau khi khỏi bệnh, bà đã chuyển đến đây. Các con đến thăm mỗi cuối tuần. “Từ khi mẹ sống ở đây, tôi cảm thấy mình hơi dư thừa. Cuộc sống của mẹ rất phong phú và tôi không còn là trung tâm trong cuộc sống của bà nữa”, con trai của bà Vivian nói.